Sẹo lõm là gì? Nguyên nhân, phân loại và cách làm đầy sẹo lõm hiệu quả

 Sẹo lõm được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẹo khiến mọi người thiếu tự tin về ngoại hình của mình. Bài viết dưới đây của Mice Beauty sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sẹo lõm, cách khắc phục và điều trị tình trạng này.

Sẹo lõm là gì? 9 Cách điều trị sẹo lõm lâu năm được khuyên dùng
Sẹo lõm là gì? 9 Cách điều trị sẹo lõm lâu năm được khuyên dùng

1, Sẹo lõm là gì?

Khi tại một vùng da nào đó trên cơ thể bị tổn thương xây xước, tổn thương sâu, vùng da đó sau khi lành có thể sẽ hình thành nên các vết sẹo, các loại sẹo có thể gặp như sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì đại… Sẹo lõm là tình trạng vết sẹo hình thành do lớp sợi collagen và elastin bị đứt gãy, không còn khả năng hồi phục lại trạng thái như ban đầu, dẫn đến giảm tái tạo tế bào trong các lớp da. Hậu quả là tạo thành những vết lõm xuống so với bề mặt của da, làm bề mặt da mất đi sự bằng phẳng, mịn màng, gây mất thẩm mỹ.

2, Cơ chế hình thành sẹo lõm?

Quá trình hình thành sẹo lõm thường trải qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn phản ứng viêm:

Phản ứng viêm là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể để chống lại tác động có hại của vi khuẩn, vi rút,… ở môi trường bên ngoài. Khi đó các đại thực bào, tế bào bạch cầu đa nhân trung tính sẽ nhanh chóng xuất hiện tại các vùng da tổn thương và thực bào vi khuẩn, loại bỏ tác nhân bụi bẩn và các tế bào chết ra khỏi bề mặt vết thương. Biểu hiện của tình trạng viêm này là tại vùng da bị tổn thương sẽ có biểu hiện sưng đỏ, nóng, bệnh nhân có thể kèm theo đau. Sau khi đã loại bỏ hết các tế bào chết, vùng da tổn thương sẽ nhanh chóng hình thành các tế bào mới và hình thành một lớp màng mỏng gọi là lớp vảy. Lớp màng này sẽ giúp bảo vệ lớp da non đang được tái tạo. Nếu lớp vảy này bị bóc đi quá sớm, sẽ khiến cho vùng da non bị tổn thương và tăng nguy cơ hình thành nên các vết sẹo lõm.

Giai đoạn tăng sinh:

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14 sau khi bị tổn thương, cơ thể sẽ bắt đầu tăng quá trình sản sinh các tế bào collagen để tái tạo các tế bào da mới. Đồng thời cơ thể cũng sản sinh ra một loại protein có tác dụng định hình các mô liên kết và các tế bào mới được hình thành, nhờ đó mà đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Trong giai đoạn này, lớp vảy ban đầu sẽ dần khô và rụng dần, để lộ ra vùng da non nhạt màu và mỏng hơn so với các vùng da xung quanh. Lúc này các bạn có thể sử dụng các kem dưỡng ẩm, kem kháng sinh để giúp các tế bào da non phát triển nhanh hơn.

Giai đoạn tăng trưởng:

Giai đoạn này kéo dài từ 2 cho đến 4 tuần, đây là lúc mà cơ thể tăng sản xuất collagen từ các nguyên bào sợi. Collagen sẽ giúp làm đầy các vết sẹo, kéo miệng vết thương lại, nhờ đó mà có khả năng làm hạn chế tối đa kích thước mà sẹo có thể để lại. Lượng collagen sinh sản của mỗi cơ thể là khác nhau. Nếu lượng collagen quá mức cần thiết thì sẽ có nguy cơ hình thành nên các vết sẹo lồi, và ngược lại, khi lượng collagen được sản xuất không đủ, sẽ dẫn đến hình thành nên các vết sẹo lõm.

Giai đoạn tái tạo da:

Đây là giai đoạn khi mà các vết thương đã lành gần như hoàn toàn, các vết sẹo đã bắt đầu xuất hiện. Tuy vết thương đã lành, nhưng các mô sẹo vẫn tiếp tục phát triển, gia tăng về mức độ và kích thước của vết sẹo. Trong vòng 40 đến 60 ngày đầu là thời gian mô sẹo phát triển mạnh mẽ nhất. Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta bắt đầu can thiệp các biện pháp điều trị sẹo. 2 năm đầu là thời gian vàng để điều trị sẹo. Sau thời gian 2 năm, nếu tình trạng sẹo không được cải thiện thì được coi là sẹo cũ, khi đó sẽ mất nhiều thời gian và công sức để điều trị hơn.

Xem đầy đủ tại: https://micebeauty.com/seo-lom-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Review] Gel ngừa mụn Acnes Sealing Jell có tốt không? GIá bao nhiêu?

Rau má trị mụn có tốt không? Cách dùng rau má trị mụn sao cho hiệu quả